Tiếp nhận đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh, cấp huyện.
Tiếp nhận đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh, cấp huyện.
Số kí hiệu |
Lĩnh vực Lao động TB&XH |
Ngày ban hành |
27/10/2022 |
Ngày bắt đầu hiệu lực |
27/10/2022 |
Ngày hết hiệu lực |
|
Thể loại |
Công văn |
Lĩnh vực |
Khác
|
Cơ quan ban hành |
UNND xã |
Người ký |
Khác |
Nội dung
Thông tin chung:
Lĩnh vực | Lĩnh vực Lao động-TBXH |
Cơ quan thực hiện | Cơ quan thực hiện: Cơ sở trợ giúp xã hội, Ủy ban nhân dân các cấp, Cơ quan công an Địa chỉ tiếp nhận HS: Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh, cơ sở trợ giúp cấp huyện, Bộ phận Một cửa UBND cấp xã |
Cách thức thực hiện | Nộp hồ sơ trực tiếp đến Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh, cơ sở trợ giúp cấp huyện, Bộ phận Một cửa UBND cấp xã |
Đối tượng thực hiện | Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP |
Thời hạn giải quyết | Tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở. Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng, Trường hợp kéo dài quá 10 ngày làm việc, phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định |
Phí, Lệ phí | |
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, thủ tục | - Mau so 07.docx
|
Kết quả thực hiện | Quyết định tiếp nhận đối tượng của người đứng đầu cơ sở hoặc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng. |
Trình tự thực hiện:Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng và hoàn thiện các thủ tục theo quy trình sau:
- Bước 1. Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở trợ giúp xã hội. Đối với đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể).
- Bước 2. Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp đối tượng.
- Bước 3. Bảo đảm an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời; đối với trẻ em bị bỏ rơi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 25 ngày làm việc.
- Bước 4. Quyết định trợ giúp đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng.
- Bước 5. Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định, Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi, cơ sở thực hiện các thủ tục khai sinh cho trẻ theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng, trường hợp kéo dài quá 10 ngày làm việc, phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định.
Hồ sơ gồm:- Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ (theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP);
- Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);
- Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến an toàn của đối tượng.
Mẫu số 07 Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ..... - Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội...... |
Họ và tên (tên đối tượng hoặc người giám hộ): .............................................................
Ngày/tháng/năm sinh: ……/ ……/ ……. Giới tính: ...........................................................
Số định danh cá nhân hoặc số thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND số ................ cấp ngày ……………. Nơi cấp: ……………………
Trú quán tại thôn …………………… xã (phường, thị trấn) ……………...... huyện (quận, thị xã, thành phố) ………………….. tỉnh .........................................................................................
Hiện nay, tôi ................................................................................................................
Vậy tôi làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, tiếp nhận hoặc trình cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận (Họ và tên đối tượng): ......................................................................
Trường hợp người giám hộ viết đơn thì phải khai bổ sung các thông tin sau:
Họ và tên đối tượng: …………………………………………….. Nam/nữ .............................
Sinh ngày …………. tháng …………… năm ……………
Số định danh cá nhân hoặc số thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND số …………… Cấp ngày .../.../... Nơi cấp: ……………….
Trú quán tại thôn ……. xã (phường, thị trấn) …….. huyện (quận, thị xã, thành phố) ………….. tỉnh ……………….) vào chăm sóc, nuôi dưỡng/sử dụng dịch vụ tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định.
Tôi xin cam đoan thực hiện đúng nội quy, quy định của cơ sở trợ giúp xã hội.
| ……. , ngày .... tháng .... năm.... Đối tượng hoặc người giám hộ (Ký, ghi rõ họ tên) |
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃỦy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) ……..là đúng.
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ (Ký, ghi rõ họ tên) | Ngày .... tháng .... năm ... CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) |
Yêu cầu điều kiện:Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
- Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ pháp lý:20/2021/NĐ-CPQUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI15-03-2021Chính phủ