Thủ tục chứng thực việc sửa đổi, bổ sung hủy bỏ hợp đồng giao dịch.

Thủ tục chứng thực việc sửa đổi, bổ sung hủy bỏ hợp đồng giao dịch.

Số kí hiệu Lĩnh vực Tư pháp Hộ tịch
Ngày ban hành 27/10/2022
Ngày bắt đầu hiệu lực 27/10/2022
Ngày hết hiệu lực
Thể loại Công văn
Lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch
Cơ quan ban hành UNND xã
Người ký Khác

Nội dung

Thông tin chung:

Lĩnh vực Lĩnh vực Tư pháp
Cơ quan thực hiện UBND cấp xã.
Cách thức thực hiện Trực tiếp tại UBND cấp xã.
Đối tượng thực hiện Cá nhân, Tổ chức.
Thời hạn giải quyết Trong ngày tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.
Phí, Lệ phí 30.000 đồng/trường hợp.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, thủ tục  
Kết quả thực hiện Hợp đồng, giao dịch được chứng thực.
 
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của UBND cấp xã nơi đã chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Bước 2: Công chức Tư pháp – Hộ tịch kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đầy đủ giấy tờ theo quy định, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.
- Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.
- Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.
- Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
- Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.
Bước 3: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Hồ sơ gồm:
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình bản chính để đối chiếu);
- Văn bản thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, gia dịch của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch;
- Hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình bản chính để đối chiếu).
Yêu cầu điều kiện:
(Khoản 1 Điều 38, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015)
Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực chỉ được thực hiện khi có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
- Thông tư số 226/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực.
 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây